Giải đáp LỜI ĐỒN về gen Z chốn công sở! Nó có chính xác?

Giải đáp LỜI ĐỒN về gen Z chốn công sở! Nó có chính xác?

Gen Z như một từ khóa không hề xa lạ hiện nay, nhất là trên các nền tảng mạng xã hội. Những sự việc, thói quen, tính cách… được nêu lên và gán với gen Z ngày một nhiều. Ở bài viết này, mình chỉ bàn về những “assumption” kỳ lạ mà mọi người đang nghĩ về gen Z, không đâu khác chính là môi trường công sở.

Làm một phép thử nhé, bạn hãy search trên google từ khóa “Gen Z đi làm”.

Những gì hiện ra sẽ đại diện (một phần) cho suy nghĩ của các thế hệ khác về chúng ta. Các bài viết tiêu biểu nói về văn hóa đi làm của người trẻ như thế nào, hay đúng hơn, là cách họ quan sát những cá nhân và bình luận về chúng dựa trên góc nhìn đối với một thế hệ.

Vậy, những lời đồn đó, cái nào đúng, cái nào sai?

Gen Z đi làm


Hãy có cái nhìn sơ bộ về thế hệ này. Đây là thế hệ được sinh ra vào khoảng những năm 1996 - 2006. Được xem là nguồn nhân lực dồi dào nhất hiện nay, các nhà tuyển dụng không ngừng tìm kiếm những tài năng trẻ để mang lại cống hiến cho công ty. Vì được tiếp xúc với công nghệ và mạng xã hội từ sớm, đồng thời thị trường việc làm ngày một tăng giúp gen Z không hề thiếu những cơ hội để “tỏa sáng” chốn công sở.

Những thế hệ khác, vì được tiếp xúc nhiều hơn, dần dà càng có nhiều cơ hội để chứng kiến và đưa ra lời đồn về “gen Z đi làm”.

Chúng ta cùng đi vào từng hình để hiểu hơn về “sự thật” đáp trả lời đồn này nhé!

Gen Z đi làm

Qua quan sát trên mạng xã hội, chúng ta dễ nhìn nhận khái niệm “gen Z” nổi lên như một thế hệ của sự thực dụng, đảm bảo chắc chắn về mặt lợi ích bản thân. Nếu nhiệm vụ được giao có task ngoài JD, gen Z sẵn sàng từ chối. Nếu lương bổng không phù hợp với “định giá” mà gen Z đưa ra, họ sẵn sàng không chấp nhận.

Theo báo cáo của Deloitte - “Understanding gen Z in the workplace”, mặc dù lương là một yếu tố quan trọng để cân nhắc khi bắt đầu một công việc, nhưng thế hệ Z có mức độ coi trọng tiền lương THẤP HƠN những thế hệ khác.

Khi phải lựa chọn giữa một công việc được trả lương cao nhưng nhàm chán và một công việc thú vị nhưng không được trả lương, thế hệ Z có sự phân vân rõ rệt và số lựa chọn cho mỗi bên là khá sát sao. .

Lợi ích, với gen Z không chỉ đơn thuần là mức lương. Gen Z coi trọng trải nghiệm và những gì họ làm được tại chốn công sở. Vì vậy, những bình luận cho lời đồn này nên được nhìn nhận dưới góc nhìn của người đi làm - người trả công chứ không phải xét về độ tuổi hay sự hăng hái, nhiệt tình của một thế hệ trẻ nào đó.

Gen Z đi làm

OT là một đặc sản không thể thiếu, đặc biệt trong thế giới agency. Sự linh hoạt, cập nhật công việc mọi lúc mọi nơi làm sợi dây cân bằng giữa work và life khá mong manh.

Emma Goldberg của tờ The New York Times phát biểu rằng, thế hệ Millennials cảm thấy “sợ” gen Z vì họ là những người luôn tự tin và quyết đoán trong việc đòi hỏi một cuộc sống làm việc tốt hơn. Thế hệ Z không ngại đưa ra yêu cầu cho sếp của mình, rằng mình muốn có một vài ngày nghỉ phép sau khi hoàn thành nhiệm vụ. Tuy nhiên, bài viết cũng đã xác nhận rằng, thế hệ Millennials cũng có những mong muốn tương tự, đều ưu tiên cho sức khỏe tinh thần đời sống của mình.

Đồng thời, gen Z với sự ưu ái cho những khoảnh khắc được làm công việc yêu thích, khiến định nghĩa về work và life không còn đơn thuần là khoảng thời gian trước và sau 6h tối. Chính vì vậy, sự cống hiến ở đây khó để định nghĩa và cân đo bao nhiêu là đủ. Duy chỉ có một điều đúng, nếu bị chèn ép, thế hệ Z nhiều khả năng sẽ đứng lên đấu tranh cho lợi ích của mình.

Gen Z đi làm

“Gen Z khi nhận được feedback, đó là lúc họ cảm thấy mong chờ và có động lực nhất.”
(Workforceinstitute, “Generation Z in the workplace” report)

Gen Z rất quan tâm đến việc đạt được mục tiêu và thăng tiến một cách chuyên nghiệp. Họ coi trọng sự nỗ lực và thể hiện của bản thân. Một phần ba người trả lời nói rằng, họ đo mức độ thành công qua sự tôn trọng bởi đồng nghiệp và sự công nhận của người quản lý. Ngoài việc quan tâm về đường đời của chính mình, họ còn có xu hướng tìm kiếm một người quản lý có thể đặt mục tiêu rõ ràng trong công việc (25%). Chính vì thế, họ cũng đặt khá nhiều kỳ vọng về người đưa ra feedback. Ngoài việc chưa chấp nhận sự nỗ lực của bản thân là chưa đủ, đôi khi, họ cũng không cảm thấy đủ tin tưởng người còn lại.

Gen Z đi làm

Rất nhiều người trẻ gen Z tốt nghiệp với bảng thành tích đáng tự hào - GPA 4.0, quán quân cuộc thi A, học bổng chương trình X,... Tuy nhiên, việc đó không đồng nghĩa với việc họ tự tin khi bước vào một môi trường mới hoàn toàn.

Khi nói đến thành công trong nghề nghiệp, gen Z quan tâm nhất đến vấn đề giáo dục và những gì họ không được chuẩn bị cho chuyến hành trình mới. Mặc dù tham gia rất nhiều hoạt động khi đi học, họ vẫn cảm thấy thiếu những kỹ năng “không ai dạy” như:
- Deal lương
- Networking
- Làm việc liên tục trong thời gian dài
- Giải quyết mâu thuẫn nơi công sở

Họ lo ngại rằng, thiếu sự kết nối hoặc cách làm việc chuyên nghiệp sẽ tác động tiêu cực tới công việc của mình. Chính vì vậy, ta cần có nhiều thời gian hơn để đánh giá sự tự tin hơn là chỉ dựa trên những thành tích họ đạt được trong quá khứ. Gen Z, dù từng giỏi, nhưng họ vẫn luôn xoay sở và nỗ lực ở một vị trí nhất định nào đó.

Gen Z đi làm

Có một sự thật là, gen Z coi trọng vai trò của người quản lý rất nhiều.

Gần một phần ba (32%) gen Z có động lực làm việc chăm chỉ hơn và ở lại công ty lâu hơn nếu họ có một manager hỗ trợ mình, ngược lại, 29% trong số đó cho rằng việc có một manager kém sẽ cản trở hiệu suất của họ trong công việc. Trên thực tế, 37% gen Z sẽ không bao giờ làm việc với một manager không ủng hộ mình.

Họ luôn tìm kiếm sự tin tưởng, hỗ trợ và quan tâm như những đặc điểm chính ở người lãnh đạo. Đối với họ, nguồn cảm hứng lớn nhất đến từ những người này vì họ khiến gen Z luôn cảm nhận được khuyến khích phát triển nhiều hơn.

Chính vì thế, thế hệ này sẽ cố gắng tìm kiếm vai trò của người quản lý và xem xét tác động của họ đến lợi ích của bản thân lớn như thế nào. Không bàn đến những trường hợp “quá cá biệt”, việc “bật” lại này nói lên rằng họ không quá coi trọng vai trò của người quản lý và muốn tập trung về lợi ích của mình trước mắt.

------------

Tham khảo: Deloitte, “Understanding gen Z in the workplace”; Workforceinstitute, “Generation Z in the Workplace”. 

Xem thêm:
Đánh giá của bạn về bài viết này?

Please Select Embedded Mode To Show The Comment System.*

Liên kết bạn bè